- Trà hoa vàng và những công dụng tuyệt vời của trà hoa vàng
Theo wikipedia, Chè hoa vàng, trà hoa vàng hay còn gọi là Kim hoa trà (danh pháp hai phần: Camellia chrysantha) là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae, được tìm thấy ở Trung Quốc (tây nam tỉnh Quảng Tây) và Việt Nam tỉnh Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), (tỉnh Bắc Kạn), (tỉnh Quảng Ninh), Nghệ An (Quế Phong). Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Ninh Bình, Đà Lạt, Tuyên Quang, Hà Nội (Ba Vì), Đồng Nai (Vĩnh Cửu), Gia Lai.
Chè hoa vàng là loài cây quý hiếm, có nhiều giá trị để lấy hoa và lá để làm dược liệu, có thể làm cây trồng tầng dưới ở các đai rừng phòng hộ, trồng làm cây cảnh và làm đồ uống cao cấp, có tác dụng phòng và chống các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, u bướu.
Hiện nay, chè hoa vàng bị đe dọa do mất môi trường sống cũng như việc thu lượm cây giống thái quá
Cây chè hoa vàng được trồng làm rừng bảo hộ, làm cảnh và chế biến dược liệu.
Theo “Camellia International Journal” – tạp chí chuyên nghiên cứu về Chè hoa vàng của thế giới, các hợp chất của chè hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư; giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%…
Trong trà hoa vàng có chứa hơn 400 hợp chất hóa học không có độc tố tác dụng phụ, một số chất chống oxy hóa nổi trội như saponin, polyphenol, flavonoid, catechin, polysaccharide,… các nguyên tố vi lượng: Selenium (Se), Germannium (Ge), Kalium (K) Kẽm (Zn), Molypden (Mo), Vanadium (V), Mangan (Mn) và các vitamin B1, B2, C… Một số công trình nghiên cứu cho thấy trà hoa vàng hỗ trợ giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết, giúp điều trị kiết lị, đại tiện ra máu, giảm lượng lipid máu, góp phần phòng ung thư ức chế gốc tự do, lợi tiểu, có hiệu quả khi dùng để giải độc gan thận chống viêm nhiễm dị ứng, duy trì trạng thái bình thường tuyến giáp.

Trà hoa vàng Hakode Orgavina
Theo y học Trung Quốc công bố, trà hoa vàng có 9 tác dụng chính:
-Nước sắc lá trà có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài
– Trong lá trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt).
– Nước sắc lá trà có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu.
– Phòng ngừa ung bướu và ức chế sự phát triển của các khối u khác
– Lợi tiểu mạnh
– Hưng phấn thần kinh
– Hạ đường huyết
– Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu
– Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn
– Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu.
– Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.
– Chống đột quỵ, uống trà hoa vàng thường xuyên giảm hơn 70 % đột quy căn bệnh ngày càng gia tăng và trẻ hóa.
– Dụng trà (chè) cho thấy dùng trà mang lại hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa chứng sạm da – một trong những nguyên nhân dẫn đến ung bướu da.
- PGS.TS Trần Ninh – Nhà khoa học đã dành 30 năm nghiên cứu trà hoa vàng Việt Nam.
PGS.TS Trần Ninh – nguyên phó chủ nhiệm bộ môn thực vật khoa sinh học trường đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, đã tìm hiểu nghiên cứu về trà hoa vàng từ năm 1993. Trong hơn 30 năm gắn bó cùng các đồng nghiệp, ông đã đi khắp các vùng miền Việt Nam và phát hiện được 25 loài trà hoa vàng mới cho khoa học. Ông chính là người phát hiện và đặt tên cho loài hoa trà hoa vàng bản địa trên dãy núi Tam Đảo là Hakodae Ninh.
Trà hoa vàng Hakoda Ninh có tên khoa học Camellia Hakoda Ninh, được PGS.TS Trần Ninh tìm thấy ở sườn núi Đông Bắc vùng núi Tam Đảo vào năm 1999 (thuộc xã Yên Mỹ, Đại Từ, Thái Nguyên), một người bạn thân thiết của ông là giáo sư người Nhật Naotoshi Hakoda nguyên chủ tịch hiệp hội trà của Nhật Bản đã cùng tiến hành nghiên cứu các loài trà hoa vàng Việt Nam. Để ghi nhớ công ơn của Giáo sư N.Hakoda, PGS.TS Trần Ninh đã đặt tên cho loài này là trà hoa vàng Hakoda Ninh.Trà hoa vàng Hakoda Ninh là loại trà cho hàm lượng dược chất rất cao, đã được Viện hóa học Viện hàn lâm khoa học Việt Nam, Viện dược liệu Việt Nam phân tích và đánh giá.
PGS Trần Ninh từng tâm sự, trong các loài trà hoa vàng Việt Nam, loài trà hoa vàng Hakodae Ninh ông phát hiện tại Yên Mỹ, Đại Từ, Thái Nguyên là loài hoa có nhiều dược tính và được ưa thích nhất. Cũng từ đặc điểm này mà trà hoa vàng Hakodae được ưa chuộng và săn lùng. Hiện tại cũng có một số mô hình tại Sóc Sơn và Tam Đảo trồng được loài này làm thương phẩm.
- Trà hoa vàng Hakodae Orgavina và nhân duyên với vùng đất Nam Sơn
Năm 2020 khi triển khai Dự án bảo tồn Nam Dược Nhất Dương Sinh tại Sóc Sơn, nhà khoa học của nhà nông Phạm Thị Lý và các cộng sự tại Liên hiệp HTX Nông nghiệp Hữu cơ và Dược liệu Việt Nam – chi nhánh Hà Nội (Tên viết tắt là VHA COOPS Hà Nội) đã lựa chọn một số loài cây dược liệu trong sách đỏ Việt Nam về trồng dưới tán rừng Nam Sơn để xây dựng một mô hình đa hệ sinh học dược liệu dưới tán rừng. Trà hoa vàng bản địa của dãy núi Tam Đảo là một trong các lựa chọn của bà Phạm Thị Lý và cộng sự. Từ những phát hiện và nghiên cứu trước đó của PGS. Trần Ninh, trong quá trình sưu tầm và bảo tồn một số cây ban đầu, Bà Phạm Thị Lý và các thành viên thuộc VHA COOPS Hà Nội nhận thấy loài trà hoa vàng Hakodae hương thơm, vị đượm trên dãy Tam Đảo khi trồng tại Nam Sơn, Sóc Sơn cho chất lượng vượt trội và hoàn toàn có thể phát triển thành một vùng sản xuất chuyên canh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thủ đô và cả nước nếu chính quyền địa phương và người dân Nam Sơn cùng tham gia vào cuộc.
Sau rất nhiều nỗ lực của bà Lý và cộng sự, từ những cây trà Hakodae cổ thụ trong đó có những cây có tuổi đời hàng trăm tuổi mà bà Lý sưu tầm và bảo tồn, bà Phạm Thị Lý và cộng sự đã chọn được những hạt giống quý để ươm hạt, tuyển lựa, chăm sóc và công bố lưu hành giống cây trồng với tên Hakodae Orgavina. (Hakodae là loài Hakodae bản địa Tam Đảo; Orgavina là viết tắt của giải pháp hữu cơ vi sinh Việt Nam, nghĩa là Giống cây trà hoa vàng Hakodae được trồng bằng phương pháp hữu cơ vi sinh). Hakodae Orgavina đã được công bố lưu hành để đủ điều kiện trồng và phát triển theo luật trồng trọt tại Việt Nam.

Bà Phạm Thị Lý – Người khởi xướng mô hình đa hệ sinh học dược liệu dưới tán rừng Nam Sơn và các cộng sự bên một cây Hakodae Orgavina trong khuôn viên của VHA COOPS Hà Nội tại Dốc Đỏ, Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội
Năm 2024, sản phẩm trà hoa vàng Hakodae Orgavina đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao thành phố Hà Nội, mở ra một cơ hội phát triển mới cho vùng đất chân núi Tam Đảo, Nam Sơn, Sóc Sơn.
- Kỹ thuật trồng cây trà hoa vàng Hakodae Orgavina Theo phương pháp hữu cơ vi sinh
Trà hoa vàng là loài dược liệu quý hiếm, sinh trưởng dưới tán xạ của cây trồng khác trong tự nhiên, việc lựa chọn phương pháp hữu cơ vi sinh là để đảm bảo Trà Hoa Vàng được chăm sóc gần với sinh trưởng trong tự nhiên nhất, nhưng lại cho chất lượng an toàn nhất cho người sử dụng.
Phương pháp hữu cơ vi sinh là một phương pháp thực hành nông nghiệp tốt, hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bằng việc sử dụng các chế phẩm vi sinh và phân bón hữu cơ trong trồng trọt. Khi dùng chế phẩm vi sinh vật hữu ích áp dụng từ chăn nuôi đến trồng trọt, người sản xuất sẽ tự tạo một vòng tuần hoàn khép kín để tận dụng nguồn thải hữu cơ, chăm sóc cây trồng và hoàn nguyên cho đất, giảm giá thành đầu vào nhưng đồng thời có được những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, bảo vệ môi trường và sức khoẻ người dùng.
- Chuẩn bị đất
Việc chuẩn bị đất vô cùng quan trọng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, phòng ngừa nấm bệnh về sau. Có thể dùng đất phù xa, đất ruộng, đất đồi hay đất đóng bao để trồng cây trà hoa vàng. Đất trồng trà phải được phơi khô, hoặc ủ chế phẩm sinh học VBIO đa năng để diệt trừ nấm bệnh.
Khu đất chọn làm vườn trồng trà hoa vàng phải đảm bảo dinh dưỡng và thoát nước tốt. Đối với đất phù xa và đất ruộng, để tốt nhất các bạn nên trộn thêm khoảng 10 % đến 15% phân bò chuồng hoai sạch bệnh và 20% trấu hun giúp thông thoáng đất và đồng thời bổ sung Kali cho giá thể, trộn thêm chế phẩm sinh học VBIO đa năng vừa đủ để giúp đất sạch nấm bệnh .
Trà hoa vàng có thể trồng trong chậu vừa làm đồ uống vừa làm cảnh. Việc này giúp di chuyển dễ dàng để tránh nắng mưa. Đầu tiên ta phải chọn chậu có kích thước phù hợp với cây. Sau đó lấy viên sỏi hay mảnh sành bịt lỗ thoát nước. Rải 1 lớp sỉ than hay than hoa hoặc than sỉ xuống đáy chậu dày khoảng 2 cm. sau đó cho giá thể đã trộn và trồng cây vào chậu. Phải nhớ mặt đất phải thấp hơn đáy chậu khoảng 3 cm để khi chăm sóc, người trồng trà bón phân hay tưới nước được thuận tiện.
- Hướng dẫn trồng trà hoa vàng trên đất
Làm đất tơi nhỏ, lên luống rộng 1,2 m theo hướng Nam Bắc. Xé bỏ túi bầu, nếu bầu bằng đất rơm trộn bùn thì cứ nguyên bầu để trồng. Đào hố nhỏ rồi cho cây vào trồng sao cho cây đứng thẳng mặt bầu bằng mặt đất. Mỗi luống trồng khoảng 3 hàng khoảng cách các hàng là 30 cm.
Lưu ý, trà hoa vàng là cây mọc dưới tán xạ của cây khác, nên nếu khu vực trồng cây không có cây che tán, người trồng phải làm mái che phủ lưới để đảm bảo cây sinh trưởng tốt. Khi cây cao từ 80cm đến 1m là có thể đưa ra trồng trên diện rộng.
Khi đưa ra trồng trong vườn khoảng cách ổn định mỗi cây trưởng thành để 3,5m cây cách cây, hàng cách hàng dưới tán rừng hoặc dưới tán cây khác.
- Hướng dẫn chăm sóc cây trà hoa vàng
Làm mái tre nắng cho cây: Trà Hoa Vàng không ưa ánh nắng trực xạ nên phải làm mái che hoặc trồng dưới bóng của tán cây khác. Để làm mái che nắng ta có thể làm nhà lưới khung thép hoặc khung gỗ, tre…

Cây trà hoa vàng dưới tán cây và lưới che vào mùa chăm sóc
Lưới che nắng tốt nhất nên dùng loại lưới Thái lan hoặc lưới Hàn Quốc với độ che mát 70% đến 80 %. Khi chuyển sang mùa đông và mùa xuân tiết trời dâm mát cần tháo lưới che nắng giảm lượng tưới nước để cây quang hợp mặt trời. Nếu không đủ quang hợp mặt trời cây sẽ dụng nụ, dụng lá rụng hoa.
Vì vậy nếu chọn trồng dưới tán cây khác nên chọn loài cây mùa đông rụng lá để đảm bảo trà dưới tán được tiếp xúc với anh sáng. VD cây xưa, cây nhất huyết mộc, cây hồng ăn quả…
- Bón phân
Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng cho bón phân một lần. Dùng nước đỗ tương hoặc ngô xay nhỏ ngâm nước và chế phẩm VBIO đa năng (theo tỷ lệ 30k + 1l VBIO đa năng + 40l nước cho vào thùng nhựa 100l ngâm ủ sau 2 tháng là dùng được), pha loãng dung dịch đã ngâm với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. Có thể bổ sung địch đạm cá ngâm với VBIO đa năng. Nếu không có loại phân trên có thể bón phân trùn quế hoặc phân chuồng, phân hữu cơ… Với kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi thường bón các loại phân hữu cơ vi sinh Việt Hùng, phân trùn quế hoặc phân chuồng hoai. Với những cây bón loại phân này cho tốc độ sinh trưởng tốt, ít nấm bệnh, khả năng đề kháng cao và cuối cùng là cho nhiều hoa, hoa to và đậm mầu hơn hay nói cách khác cho hoa có chất lượng và sản lượng tốt hơn.
- Tưới nước
Đối với tưới nước thì cần tưới nước thường xuyên. Mùa hè 1 lần 1 ngày, mùa xuân và thu hai ngày tưới 1 lần, mùa đông 2 đến 3 ngày 1 lần (đối với đồi đất khô, cao, hay với những khu vực đất ẩm ướt thì tùy theo độ ẩm để chọn chế độ tưới cho phù hợp). Lưu ý không để đất khô trắng trên 10 ngày hay ngập úng quá 4 ngày. Không tưới nước cho cây vào ban tối, đêm, tốt nhất là tưới vào buổi chiều để tránh nấm bệnh cho rễ cây.
- Trừ sâu bệnh
Đây là vấn đề tối quan trọng liên quan đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm thu hái. Cây trà hoa vàng thường mắc ít bệnh. Những bệnh thường gặp như bệnh sâu đục thân, bệnh sâu ăn lá, các loại rệp, nhện đỏ….
Để tránh cây nhiễm bệnh, người trồng dùng VBIO đa năng xua đuổi côn trùng mỗi tuần 1 lần, đặc biệt khi cây bắt đầu nảy mầm quý vị cần phun xua đuổi côn trùng ngay để tránh rầy, rệp, làm hại búp non. Nếu cây bị nặng có thể chọn phun các loại thuốc trừ sâu sinh học bán trên thị trường. Tuy nhiên phải cách xa ngày thu hoạch hoa và lá ít nhất 1 tháng.
- Cây trà hoa vàng mùa xuân
Đối với kinh nghiệm của chúng tôi chúng tôi dùng duy nhất một loại thuốc trừ sâu chế tạo bằng gừng, ớt và tỏi đó là VBIO đa năng Việt Hùng. Bà con có thể tụ tạo từ các cây vườn nhà để chủ động chống lại các loại sâu và rệp. VBIO đa năng loại xua đuổi côn trùng không gây hại cho người và môi trường, tạo ra sản phẩm sạch cho người tiêu dùng.
Đối với cây nhân giống bằng chiết cành hay dâm cành thì sau 3 đến 4 năm sẽ cho lứa hoa đầu tiên. Đối với cây trồng hạt thì sau khoảng 5 năm đến 7 mới cho lứa hoa đầu. Để cây ra hoa nhiều hoa và hoa đúng dịp chơi tết ta tiến hành như sau.
- Kỹ thuật đảo trà
Đảo trà là một kỹ thuật quan trọng, đánh cây từ đất chuyển sang chậu cũng là đảo, chuyển cây từ chậu sang chậu cũng là đảo trà.
Để cây cho hoa đúng dịp tết thì ta tiến hành đảo trà vào khoảng giữa tháng 3 đến tháng 4 âm lịch để cây chuyển nụ. Thời điểm đảo trà phụ thuộc vào thời điểm cây ra mầm non. Sau khi cây bật mầm ta chăm sóc cho đến khi mầm ra lá non thì ta tiến hành đảo trà. Chồi cây đáng lẽ là chồi dinh dưỡng nhưng nhờ việc đảo trà nó chuyển thành trồi sinh sản rồi hình thành nụ hình thành hoa.
Đối với cây trồng trên đất mà người chăm sóc không muốn đảo trà ta làm như sau. sau khi cây ra lá non ta tiến hành dừng bón phân khoảng 1 tháng và dừng tưới nước 2 lần. Lần thứ nhất ta dừng tưới vài ngày khi thấy cây hơi rủ ta lại tưới nhẹ sau đó lại ngừng tưới vài ngày đến khi cây hơi rủ thì ta tưới lại bình thường. Cách này để thay thế cho việc đảo trà.
- Cung cấp dinh dưỡng cho cây
Ngoài việc đảo trà ta cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Thời điểm hình thành hoa và nuôi nụ chúng tôi thường bổ sung chế phẩm VBIO đa năng được chế từ dung dịch chuối chín và quả dứa vào giai đoạn sinh trưởng này của cây, giúp cây phát triển rễ còn phân kali giúp cây ra nhiều hoa, hoa đậm mầu và bền lâu.
- Cấp đủ nước cho cây
Cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây đặc biệt khi cây nuôi nụ và ra hoa. Khi cây ra hoa thì không được phun nước lên hoa tránh thâm và rụng hoa.
- Cấp đủ ánh sáng cho cây
Thứ tư ta cần chú ý đến vấn đề cung cấp ánh sáng cho cây. Đối với mùa đông và mùa xuân thì trời dâm mát. Để đảm bảo cây không dụng nụ, lá và hoa ta cần tháo mái lưới che nắng cho cây. Chú ý chỉ tháo mái mà vẫn giữ vách để che chắn gió lùa vào mùa đông.
Phạm Thị Lý